Bộ Công Thương vừa ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định số 104/QĐ-TTg ngày 22/1/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phòng ngừa, phát hiện, chuẩn bị ứng phó nguy cơ, sự cố hóa học, sinh học, bức xạ và hạt nhân giai đoạn 2019 – 2025 (Kế hoạch hành động CBRN).
Những mục tiêu cụ thể
Kế hoạch hành động của Bộ Công Thươngvới mục tiêu nâng cao năng lực phòng ngừa, phát hiện và chuẩn bị ứng phó nguy cơ, sự cố hóa học, sinh học, bức xạ và hạt nhân trong ngành Công Thương nhằm ngăn chặn, giảm thiểu hậu quả đối với con người và môi trường, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy việc triển khai thực hiện các cam kết quốc tế về an toàn, an ninh và không phổ biến vũ khí hóa học, sinh học, bức xạ và hạt nhân mà Việt Nam tham gia.
Cụ thể trong năm 2020, Bộ Công Thương sẽ phối hợp, tham gia ý kiến với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan đánh giá nguy cơ, sự cố CBRN; phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương và địa phương về phòng ngừa, phát hiện và chuẩn bị ứng phó nguy cơ, sự cố CBRN.
Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch điều tra, khảo sát, đánh giá nguy cơ, sự cố hóa chất thuộc phạm vi Kế hoạch hành động CBRN trên phạm vi cả nước, đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm giảm thiểu nguy cơ, sự cố hóa chất thuộc phạm vi Kế hoạch hành động CBRN.
Rà soát, đề xuất việc sửa đổi Luật Hóa chất; tham mưu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực hóa chất liên quan đến Kế hoạch hành động CBRN phù hợp với tình hình thực tiễn trong nước và các điều ước quốc tế Việt Nam đã tham gia bao gồm các điều ước quốc tế về an ninh và không phổ biến vũ khí CBRN.
Ngoài ra, tiếp tục rà soát bổ sung chức năng, kiện toàn tổ chức, đề xuất xây dựng cơ chế phối hợp giữa các đơn vị thuộc Bộ Công Thương trong công tác phòng ngừa, phát hiện và chuẩn bị ứng phó nguy cơ, sự cố hóa chất thuộc phạm vi Kế hoạch hành động CBRN.
Đối với giai đoạn 2021 – 2025, tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các quy định trong ngành Công Thương về phòng ngừa, phát hiện và ứng phó nguy cơ, sự cố hóa chất thuộc phạm vi Kế hoạch hành động CBRN phù hợp với các quy định của nhà nước và điều ước quốc tế về an toàn, an ninh và không phổ biến vũ khí CBRN mà Việt Nam đã tham gia; Trình Quốc hội thông qua Luật Hóa chất sửa đổi, bổ sung.
Đồng thời, điều tra, khảo sát, đánh giá nguy cơ, sự cố hóa chất thuộc phạm vi Kế hoạch hành động CBRN trong cả nước, đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm giảm thiểu nguy cơ, sự cố hóa chất thuộc phạm vi Kế hoạch hành động CBRN.
Xây dựng và đề xuất trình cơ quan có thẩm quyền ban hành kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất cấp quốc gia thuộc phạm vi Kế hoạch hành động CBRN.
Bên cạnh đó, tập trung đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ về nguy cơ CBRN cho các cán bộ ngành Công Thương, đặc biệt là các cán bộ quản lý hóa chất, quản lý thị trường và lực lượng thanh tra chuyên ngành, trong đó ưu tiên tập trung vào nguy cơ, sự cố hóa chất. Hàng năm tổ chức diễn tập ứng phó sự cố hóa chất cấp quốc gia thuộc phạm vi Kế hoạch hành động CBRN.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động hóa chất và xử lý hóa chất nguy hiểm.
Nhiệm vụ trọng tâm
Theo Bộ Công Thương, thứ nhất, Bộ sẽ chủ động hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng ngừa, phát hiện và ứng phó nguy cơ, sự cố CBRN, tập trung vào nguy cơ, sự cố hóa chất.
Cụ thể, rà soát, đề xuất sửa đổi Luật Hóa chất, các quy định pháp luật về phòng ngừa, phát hiện và ứng phó nguy cơ, sự cố hóa chất phù hợp với tình hình thực tiễn tại Việt Nam và các điều ước quốc tế về an toàn, an ninh và không phổ biến vũ khí CBRN Việt Nam đã tham gia.
Đánh giá, phân cấp các nhóm nguy cơ sự cố hóa chất, xác định các nhóm nguy cơ cần ưu tiên tập trung đầu tư nguồn lực để có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn phù hợp.
Xây dựng quy trình ứng phó cho các tình huống sự cố hóa chất; cơ chế phối hợp trong hoạt động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và ứng phó nguy cơ, sự cố hóa chất cấp quốc gia bảo đảm đồng bộ, tích hợp với hệ thống chuẩn bị, ứng phó thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn; Xây dựng, ban hành hướng dẫn kỹ thuật về các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh trong sản xuất, lưu giữ, vận chuyển, sử dụng và xử lý hóa chất nguy hiểm.
Thứ hai, Bộ Công Thương sẽ tăng cường công tác phòng ngừa, phát hiện và ứng phó sự cố CBRN.
Đẩy mạnh đào tạo, tập huấn, tổ chức diễn tập nâng cao năng lực về phòng ngừa, phát hiện, ứng phó nguy cơ, sự cố CBRN cho các cán bộ ngành Công Thương, đặc biệt là các cán bộ quản lý hóa chất, quản lý thị trường và lực lượng thanh tra chuyên ngành, trong đó ưu tiên tập trung vào nguy cơ, sự cố hóa chất.
Hoàn thiện cơ sở dữ liệu hóa chất và danh mục hóa chất nguy hiểm; nghiên cứu, xây dựng Danh mục hàng hóa CBRN lưỡng dụng nhằm phát hiện, cảnh báo kịp thời nguy cơ, sự cố CBRN.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong đảm bảo an toàn, an ninh hóa chất trong sản xuất, lưu giữ, vận chuyển, sử dụng và xử lý hóa chất nguy hiểm.
Thứ ba, thúc đẩy uyên truyền, nâng cao nhận thức về CBRN; Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức trong xã hội về nguy cơ, sự cố hóa chất, tác hại và biện pháp phòng tránh, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trong công tác phòng ngừa, phát hiện và chuẩn bị ứng phó nguy cơ, sự cố CBRN.
Đồng thời, xây dựng cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin giữa các bộ, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan trong hoạt động phòng ngừa, phát hiện, ứng phó nguy cơ, sự cố hóa chất thuộc phạm vi Kế hoạch hành động CBRN.
Thứ tư, chú trọng hợp tác quốc tế, tham mưu cho Chính phủ thực hiện các điều ước quốc tế trong lĩnh vực hóa chất thuộc phạm vi Kế hoạch hành động CBRN; bảo đảm việc kiểm soát hiệu quả vũ khí hủy diệt lớn và các tác nhân CBRN.
Thúc đẩy hoạt động hợp tác quốc tế song phương, đa phương, thu hút nguồn lực quốc tế nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả công tác phòng ngừa, phát hiện và ứng phó nguy cơ, sự cố hóa chất thuộc phạm vi Kế hoạch hành động CBRN.
Phối hợp tổ chức, tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng chống, ứng phó nguy cơ, sự cố CBRN như: trao đổi thông tin, hội thảo khoa học, diễn tập ứng phó sự cố (trong đó ưu tiên và tập trung vào nguy cơ, sự cố hóa chất).
Trong quá trình thực hiện Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương, Bộ giao nhiệm vụ:
Đối với Cục Hóa chất là cơ quan đầu mối triển khai thực hiện các nhiệm vụ cụ thể thuộc Kế hoạch hành động CBRN; tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ tình hình thực hiện Kế hoạch và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai để kịp thời có giải pháp xử lý.
Căn cứ nguồn kinh phí được ngân sách nhà nước giao hàng năm và dự toán của từng đề án, dự án, nhiệm vụ thuộc Kế hoạch hành động CBRN, Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp và Vụ Kế hoạch trình Bộ giao dự toán cho các đơn vị thực hiện.
Bộ cũng giao Vụ Pháp chế phối hợp với Cục Hóa chất và các đơn vị có liên quan rà soát và đề xuất sửa đổi, bổ sung, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về công tác phòng ngừa, phát hiện và ứng phó nguy cơ, sự cố hóa chất thuộc phạm vi Kế hoạch hành động CBRN.
Đồng thời giao Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp phối hợp với Cục Hóa chất triển khai các nhiệm vụ về tuyên truyền, nâng cao nhận thức và các nhiệm vụ khác có liên quan thuộc Kế hoạch hành động CBRN.
Giao Vụ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất, tổ chức thực hiện các chương trình khoa học và công nghệ bảo đảm an toàn, an ninh trong sản xuất, lưu giữ, vận chuyển, sử dụng và xử lý hóa chất nguy hiểm thuộc phạm vi Kế hoạch hành động CBRN.
Ngoài ra, Bộ yêu cầu Văn phòng Bộ, Báo Công Thương và Tạp chí Công Thương phối hợp với Cục Hóa chất thực hiện nhiệm vụ xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức trong xã hội về nguy cơ, sự cố hóa chất, tác hại và biện pháp phòng tránh.
Ngoài ra, các đơn vị khác thuộc Bộ Công Thương, căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, phối hợp với Cục Hóa chất triển khai các nhiệm vụ cụ thể thực hiện Kế hoạch hành động CBRN.
(Nguồn: Báo Công Thương)
TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CORONA MỚI NHẤT